Friday, May 20, 2016

Kinh nghiệm học chữ cái Kanji và trọn bộ từ điển 2000 chữ Kanji

Kinh nghiệm học chữ cái Kanji và trọn bộ từ điển 2000 chữ Kanji

Thứ hai, 18 Tháng 11 2013 14:02
    Kinh nghiệm học chữ kanji nhanh và đơn giản nhất. Cùng tham khảo ngay bí kíp để có nâng trình của mình lên nhanh chóng nhé.


    Sau đây là một số điểm cần lưu ý để việc học chữ 漢字 để đạt kết quả tốt hơn

    I. Cấu trúc chữ 漢字 .

    Chữ 漢字 hầu hết được tạo thành từ 2 phần:

    1. Phần bộ ( chỉ ý nghĩa của chữ )

    2. Phần âm ( chỉ âm đọc gần đúng của chữ )

    Phần bộ: Chỉ ý nghĩa của chữ.

    Thí dụ: các chữ có liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng イ trong chữ Trú 住 . Hoặc bên phải như bộ Đao刂 trong chữ Phẩu 剖( dùng để giải phẩu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc dưới như bộ Tâm心 trong chữ Cảm 感( con tim cảm nhận )...

    Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu đã học qua 1 lần có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ 漢字 chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và 漢字 sẽ thấy đơn giản còn phân nửa.

    Phần chỉ âm: cạnh “ Bộ “ là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:

    Thí dụ: 白Bạch ( trắng ), 百Bách ( Trăm ), 伯Bá ( Chú bác ), 拍Phách ( nhịp ),泊 Bạc ( phiêu bạc ), 迫Bách ( thúc bách ).

    Thí dụ vừa kể có nhiều, song không phải là tất cả, nó không giúp chúng ta quyết định từng chữ phải viết như thế nào, nhưng khi thấy nó, ta có thể phần nào đoán được âm đọc ( một phần có thể đoán từ ý nghĩa của phần “ Bộ “, và ký ức của mình về các từ liên quan ).

    3. Các đặc điểm khác về cấu trúc:

    Chữ 漢字 trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản. Tựa như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc福 gồm bộ Thịネ, chữ Nhất一, chữ Khẩuロ, chữ Điền田. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn.
     
    4. Chữ 漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại, để diễn đạt thành 1 ý, do đó các thành phần của nó cũng giúp ta suy nghĩ ra ý tưởng của chữ.

    Thí dụ: chữ Nam男 gồm bộ Điền 田cộng với Lực力, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng勇 gồm chữマ, chữ Nam男, chữ Liệt 劣gồm chữ Thiểu 少và bộ Lực力, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.

    Thí dụ: chữ Nỗ 努gồm chữ Nô 奴và chữ Lực 力nghĩa là Nỗ lực như người nô lệ.

    Tóm lại, khi học 漢字 nên lưu ý tới sự tồn tại của các Bộ và sự kết hợp của các chữ đơn giản, các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ đôi khi có thể suy luận từ các bộ phận cấu thành.

    II. Cách nhớ mặt chữ

    Ngoài cách nhớ nói trên ( bộ, và các chữ đơn giản ghép thành ) cũng nên biết các nguyên tắc sau đây:
    1. Chữ 漢字 rất dễ quên, cần xem lại thường xuyên ( nếu được nên xem lại mỗi ngày ).
    2. Thay vì dùng nhiều thời gian để học một chữ, nên học lướt qua chữ đó nhiều lần ( mỗi chữ chỉ nên học 1, 2 giây, nhưng nên nhìn lại hàng trăm lần tại các thời điểm khác nhau ).

    III. Cách viết

    Chữ 漢字 được viết theo thứ tự: “Trái trước phải sau, trên trước dưới sau, ngang trước sổsau”.

    Thí dụ: Chữ Hiệu校. Ta phải viết bộ Mộc trước vì nó nằm ở bên trái ( gồm 1 nét ngang, 1 nét sổ thẳng, 2 nét phẩy 2 bên ) rồi tới chữ đầu ( gồm 1 chấm, 1 ngang ) và chữ Giao ( gồm chữ Bát và 2 nét phẩy đè lên nhau ).

    Cũng có người viết không tuân thủ 100% quy tắc trên, mà viết theo sự thuận tay. Tuy nhiên đối với người mới học, nên tuân thủ nguyên tắc trên là tốt nhất.

    TÓM LẠI:
    1. Trong sách chữ 漢字 được xếp theo bộ vì người Việt có thể hiểu được nghĩa phần lớn các chữ 漢字 ( dẫu không nhận mặt chữ được hay viết được ). nhưng có thể nhớ được Bộ của từng chữ. Chỉ phải học phần còn lại ngoài Bộ mà thôi.

    2. Tên gọi và hình thù các bộ được liệt kê trong bảng kê các bộ, khi mới học không cần nhớ ngay bảng này, mà chỉ dùng nó để tra cứu, mỗi khi quên tên gọi của Bộ.

    3. Chỉ nên học viết sau khi đã thuộc kỹ mặt chữ, thuộc tới mức có thể nhắm mắt lại tưởng tượng ra hình dạng của nó ( theo thứ tự đánh vần ). Khi đó hãy cố tưởng tượng vẽ lại hình dạng đã tưởng tượng. Nếu vẽ ( hay viết ) đúng, có nghĩa là ta đã thuộc được chữ. Nếu sai, xem xét lại chỗ nào, viết lại lần nữa, và lần này chắc chắn sẽ không còn sai. Tóm lại, chỉ cần tập viết khoảng 2 lần là đủ.

    4. Nhưng điểm then chốt nhất vẫn là chuyện phải thường xuyên xem lại các chữ đã học, vì chúng rất dễ quên.

    Các chữ kajni của nhật hầu hết giống tiếng trung chi khác về cach phát âm! đây là linh toàn bộ chữ kanji của nhật!
    Sách của người Việt biên soạn có âm On, âm Kun, nói chung là đầy đủ, số nét, âm hán việt...

    Tại sao phải học chữ Kanji?

    Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng 1 hệ thống các ký hiệu riêng biệt và rời rạc thay vì sử dụng 1 hệ chữ cái thống nhất thật là cổ lỗ và gây khó dễ cho người đọc không cần thiết.

    Trong thực tế, có thể việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật không phải là một việc làm hay lắm vì cấu trúc của 2 loại ngôn ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, mục đích của cuốn cẩm nang này không phải là tranh luận về những quyết định từ hàng nghìn năm trước đây mà chỉ giải thích lý do vì sao bạn phải học kanji để có thể học được tiếng Nhật. Bằng cách này, tôi hy vọng sẽ làm hơn việc chỉ nói “Đấy, ngôn ngữ nó thế đấy, tự tìm cách mà vượt qua đi!”.

    Nhiều người nghĩ là tiếng Nhật nên được thay đổi từ các chữ Hán sang romaji. Trong thực tế người Triều Tiên đã tự tạo ra bảng chữ cái của họ để làm giảm những bất cập trong ngôn ngữ của mình và đạt được những thành công rực rỡ. Thế thì vì sao Nhật đã không làm được như vậy với ngôn ngữ của mình?

    Tôi sử dụng thì quá khứ trong câu hỏi của mình vì tôi biết rằng chính phủ Nhật đã từng cố thay thế kanji bằng romaji ngay sau thế chiến II nhưng không được thành công lắm. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai đã từng đánh máy chữ Nhật thì sẽ dễ dàng hiểu vì sao việc cách tân như vậy không đem lại thành công. Bất cứ lúc nào, khi bạn chuyển từ romaji sang kanji, bạn sẽ được gợi ý ít nhất là 2 sự lựa chọn (2 từ đồng âm khác nghĩa), đôi khi còn lên tới 10 từ như vậy. (Thử đánh từ kikan mà xem).

    46 ký tự trong bảng chữ cái tiếng Nhật khiến cho hiện tượng đồng âm khác nghĩa là không thể tránh khỏi. So sánh với bảng chữ Triều Tiên với chỉ vỏn vẹn 14 phụ âm và 10 nguyên âm, tất cả các nguyên âm đều có thể ghép với tất cả các phụ âm để tạo thành tổng cộng là 140 âm tiết. Hơn nữa, 1 phụ âm thứ 3 hoặc thậm chí là thứ tư có thể được thêm vào để tạo nên 1 chữ. Điều này tạo nên khoảng 1960 âm tiết theo lý thuyết. (Các âm tiết thực sự được sử dụng ít hơn rất nhiều, tuy nhiên tôi không được biết con số chính xác.)

    Do bạn muốn đọc càng nhanh càng tốt, bạn cần có 1 hình ảnh trực quan cho biết mình đang được đọc cái gì. Bạn có thể dùng hình dạng của các con chữ để đọc lướt các văn bản do các chữ đều có hình dạng riêng. Bạn thử kiểm tra dòng chữ tiếng Anh này: Hi, enve thgouh all teh wrods aer seplled icorrenctly, can you sltil udsternand me?”. Người Triều Tiên cũng làm như vậy vì họ có đủ ký tự với hình dạng khác nhau để tạo thành các từ. Tuy nhiên, do các hình dạng này trông không thể trực quan như kanji, người ta phải thêm các khoảng trống vào giữa để làm giảm sự nhầm lẫn, lưỡng lự khi đọc. (Nó lại tạo ra 1 vấn đề mới: Cần dùng các khoảng trống đó khi nào và ở đâu?)

    Với kanji, người Nhật không phải lo lắng về các khoảng trống, và hầu hết các vấn đề do hiện tượng đồng âm gây ra đều đã được giải quyết. Nếu không có kanji, ngay cả khi thêm các khoảng trống, sự lưỡng lự và thiếu trực quan sẽ làm tiếng Nhật trở nên khó đọc hơn rất nhiều.

    Cách Học Chữ Kanji

    Kanji (漢字, Hán tự) là chữ Hán dùng trong tiếng Nhật. Kanji là một trong 5 bộ kí tự được dùng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện nay; 4 bộ kí tự kia là hiragana, katakana, bảng chữ cái La Tinh (rōmaji)), và chữ số Ả-rập.

    Bài này tập trung nói về cách dùng chữ Hán trong tiếng Nhật.

    Lịch sử


    Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các tu sĩ Phật giáo đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống kanbun (漢文, Hán văn) xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật.

    Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết man'yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man'yōshū) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, katakana (カタカナ, 片仮名, phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.

    Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn hiragana được dùng để viết đuôi của động từ (okurigana), từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji. Hiragana cũng được dùng trong sách dùng cho trẻ em và khi muốn giảm nhẹ mức độ của từ hoặc lời yêu cầu, thí dụ như từ kudasai (ください, xin vui lòng) và kodomo (子供, trẻ em). Ngược lại, vì có hình dạng góc cạnh, katakana được dùng để biểu thị từ tượng thanh, các âm thô và đột ngột, âm thanh của động vật và từ vay mượn của nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc dùng katakana để viết từ vay mượn chỉ xuất hiện sau này. Lúc đầu, các từ này được viết bằng kanji, dựa theo nghĩa (煙草 tabako, thuốc lá) hay theo phát âm (tempura 天婦羅 hay 天麩羅, tên một món ăn). Ngày nay thì ngược lại. Từ vay mượn, đặc biệt là gốc tiếng Anh, đang nhanh chóng thay thế cả những từ thường dùng có sẵn dạng tương đương trong tiếng Nhật thay vì được dùng để lấp khoảng trống từ vựng. Một giáo sư ngôn ngữ học ước tính đến 1/3 tiếng Nhật văn nói dùng từ vay mượn hay wasei-eigo, từ tiếng Anh được phát minh bởi người Nhật và từ kết hợp như パソコン pasokon (personal computer, máy tính cá nhân).

    Phân loại kanji theo lịch sử

    Kokuji
    Trong khi một số từ kanji và Hán tự của người Hoa có thể đọc qua lại lẫn nhau, một số từ kanji lại không có Hán tự tương đương. Ngoài những từ được dùng với nghĩa khác, những từ có cùng nghĩa nhưng viết khác, cũng có những từ riêng của tiếng Nhật được gọi là kokuji (国字, quốc tự), còn được gọi là wasei kanji (和製漢字, Hán tự được chế ra tại Nhật). Có hàng trăm chữ kokuji (xem danh sách ở sci.lang.japan AFAQ), và mặc dù một số từ này ít được dùng, những từ còn lại đã góp phần quan trọng và ngôn ngữ viết tiếng Nhật. Chúng bao gồm:

    峠 tōge (đỉnh đèo)
    榊 sakaki (cây sakaki, giống Camellia)
    畑 hatake (cánh đồng)
    辻 tsuji (ngã tư đường)
    働 dō, hatara(ku) (làm việc)

    Kokkun

    Kokkun (国訓, quốc huấn) là những chữ kanji có nghĩa trong tiếng Nhật khác với nghĩa nguyên thuỷ trong tiếng Hán. Thí dụ:
    沖 oki (ngoài khơi; tiếng Hoa: chōng rửa)
    椿 tsubaki (Camellia japonicus, cây hoa trà; tiếng Hoa: chūn cây Ailantus)

    Từ cũ và từ mới

    Một số chữ kanji có thể được viết theo 2 cách khác nhau 旧字体 (kyūjitai; cổ tự thể hay cách viết cũ) và 新字体 (shinjitai; tân tự thể hay cách viết mới). Dưới đây là một số thí dụ về kyūjitai theo sau bởi shinjitai:
    國 国 kuni (quốc gia)
    號 号 gō (số)
    變 変 hen, ka(waru) (thay đổi)

    Kyūjitai được dùng trước khi Đệ nhị thế chiến kết thúc; sau chiến tranh chính phủ Nhật đưa ra shin-jitai với lối viết đơn giản hoá. Một số chữ mới này tương tự với tiếng Hoa giản thể được dùng tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

    Cũng có những chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật chỉ với mục đích phát âm (当て字 ateji). và nhiều chữ Hán không được dùng trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, về mặt lí thuyết, bất cứ chữ Hán nào cũng có thể là chữ Nhật — Morohashi Daikanwa Jiten, từ điển kanji lớn nhất cho đến nay, có gần 50.000 mục từ, gồm cả những mục từ chưa từng được dùng trong tiếng Nhật.

    Phương pháp học chữ Kanji hiệu quả


    Nếu các bạn muốn học giỏi tiếng Nhật điều quan trọng nhất đó là học chữ Kanji (hay còn gọi là chữ Hán). Chữ Kanji chiếm 80% trong tiếng Nhật. Nếu muốn học giỏi chữ Kanji thì trước tiên ta phải hiểu rõ về cấu tạo của chữ.
    1.Cấu tạo chữ Kanji

    Muốn hiểu rõ về cấu tạo của chữ Kanji thì chúng ta cần tìm hiểu qua về kết cấu chữ Hán mà người xưa gọi là LỤC THƯ

    Lục thư gồm: tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá.

    Tượng hình : là vẽ giống hình vật thực , như Nhật 日(mặt trời) , nguyệt 月 (mặt trăng).

    Chỉ sự : vẽ trừu tượng , như Thượng 上 (trên) , Hạ下 (dưới)…

    Hội ý : là ghép hai hay nhiều ký tự tượng hình để biểu thị ý nghĩa chữ muốn có. Như chữ Lâm 林 ( hai chữ mộc là hai cây ý nói nhiều cây hợp lại thành rừng) , Minh 明 (nhật nguyệt mà hợp lại thì còn gì sáng bằng) …

    Hình thanh : là do chữ tượng hình kết hợp lại, trong đó một chữ chỉ âm và một chữ chỉ ý nghĩa . Ví dụ : chữ Tưởng 想 gồm có chữ tương (tướng) 相ở trên chỉ âm và bộ Tâm 心 bên dưới chỉ nghĩa , tóm lại toàn tưởng này có nghĩa là hồi tưởng hay tưởng tượng …. Chú ý đây là một phương pháp học chữ Hán luôn vì đa số (khoảng 80%) chữ Hán được tạo theo kiểu này.

    Chuyển chú : là lối dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau . Ví dụ như chữ Khảo 考và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là ” già ” nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú.
    Giả tá : là dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới , mà không cần phải tạo ra chữ mới (tốn chất xám ). Ví dụ như mượn chữ Trường 長 là dài làm chữ Trưởng 長 là lớn.

    Nói tóm lại chữ Hán có 6 cách tạo nên nhưng ta thường dùng 4 cách đầu còn 2 cách cuối chủ yếu dùng chơi chữ.

    2. Cách học chữ Kanji hiệu quả

    Chúng ta học chữ Kanji điều đầu tiên chúng ta cần học đó là Âm Hán Việt vì nó rất gần gũi và dễ hiểu. Còn về âm ON và âm KUN thì khi nào chúng ta tiếp xúc nhiều thì sẽ hiểu. Trong các kỳ thi năng lực tiếng Nhật nếu chúng ta hiểu biết được càng nhiều âm Hán Việt thì sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Vì trong bài thi co rất nhiều từ mới mà ta chưa thể đọc được nhưng nếu ta biết được âm Hán Việt thì ta cũng có thể đoán được ra nghĩa của từ đó.
    Điều thứ hai chúng ta cần biết khi học chữ Kanji đó là học các bộ Thủ. Trong chữ Kanji co 214 bộ thủ có từ 1 đến 14 nét. Nhưng bạn chỉ cần học 100 bộ là ok rùi. Nếu có thể bạn nên tìm hiểu nghĩa của các bộ bạn đã học và cách học thủ thuật của từng bộ, nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều sau này. Trong tiếng Nhật có rất nhiều chữ Kanji giống nhau chỉ khác nhau ở bộ và cách đọc và ý nghĩa sẽ khác nhau. Học bộ thủ để mình có thể đánh vần chữ Kanji giống như mình đánh vần tiếng Việt vậy.

    Điều chúng ta cần chú ý nữa đó là phải học thật kỹ, ghi nhớ theo cách riêng của mình. Liên tưởng nghĩa là mình mượn cách ” Hội ý ” để nhớ 1 chữ . Ví dụ như chữ thân 親 (Lưỡng thân là cha mẹ), gồm Bộ Lập 立( đứng ), Bộ Mộc 木 (cây), bộ kiến 見( thấy) , tạm lý giải là “đứng trên cây nhìn” ý nói các bậc cha mẹ luôn nhìn bao quát quan tâm tới các con của mình … Chú ý là không phải chữ nào ta cũng giải thích như vậy được.
    Nên phân biệt , học và ghi chú những chữ gần gần nghĩa nhau , chỉ thay 1 bộ là thành chữ khác, cách học này giúp bạn đỡ nhầm lẫn về sau. Ví dụ chữ thanh 青, đúng một mình nó là màu xanh , thêm bộ tâm đằng trước thì lại thành là chữ tình 情 (trong ái tình), lại thêm bộ Nhật vào chữ thanh thì ra chữ tình 晴 (trời trong xanh , trời đẹp), nghịch quá thay chữ nhật thành 3 chấm thủy thì lại thành chữ Tinh 清 (trong tinh khiết) , và sau cùng muốn thanh thành Tinh 精 ( trong tinh hoa) thì chỉ cần thêm vào bộ Mễ(gạo, nước Mỹ) .

    Tiếp theo sẽ là học kỹ sẽ nhớ , nhưng rồi cũng quên nếu chúng ta không viết , quy tắc viết thông thường là trên xuống dưới , trái sang phải , trong ra ngoài. Không cần viết nhiều chỉ vài lần , viết chữ to để phân tích xem mình viết thế nào . Bạn có thể tìm phần mềm Wakan để học cách viết , thứ tự nét trước sau , từ điể Hán việt thiều chửu cùng có chỉ cách viết một vài chữ, nhưng vì trong tiếng Nhật hiện đại có một số từ không giống với tiếng Hoa, sẽ khiến bạn rối đấy.Ôn lại mỗi ngày, đọc thuộc từ trên xuống dưới từ trái sang phải tùm lum hết, nói chung đọc cách gì cũng thuộc. Nếu mới bắt đầu thì có thể dùng cách của tôi hồi xưa , in ra thành các card nhỏ , mỗi chữ một card , học vậy cũng được nhưng nếu nhiều quá thì tốn thời gian .

    Điều cuối cùng đó là nên thường xuyên coi phim tàu , nhìn thấy nhiều chữ Hán sẽ giúp bạn nhớ nhiều và nhớ dai , không biết thì ghi lại rồi dùng từ điển babylon để tra âm Hán việt thôi . Vào đọc mấy trang tin của Nhật như NHK … cũng là một cách hay đấy , lúc đầu có thể rối nhưng từ từ cũng quen . Tôi còn vào cả mấy website tiếng Trung nữa kia , dù chẳng biết nữa chữ của nó , lùng sục dùng mọi phương tiện sẵn có , chủ yếu là Babylon , để hiểu và biết thêm nhiều chữ Hán….

    Trên đây là các cách học mà mình đã đúc kết sau nhiều năm học tiếng Nhật.

    Chúc các bạn học tốt và thành công.

    Trọn bộ 3 file, mỗi file gồm khoảng trên 20 file hình ảnh.

    Minus: 

    Mediafire: (pass: vnsharing.net)

    http://ngoaingu.odau.com/tin-tuc/item/43-kinh-nghiem-hoc-chu-cai-kanji-va-tron-bo-tu-dien-2000-chu-kanji

    No comments:

    Post a Comment