Wednesday, July 20, 2016

Đoán cách đọc của Kanji

Nguồn: https://nipponkiyoshi.com/2014/12/20/doan-cach-doc-cua-kanji/

Nếu như đã học tiếng Nhật được một thời gian, đã kinh qua một lượng chữ Hán tương đối, bạn nhiều lúc sẽ nhận ra nhiều lúc có những chữ khác nhau, nhưng cùng có một bộ thủ nào đó giống nhau bên trong thì có âm On đọc giống nhau. Chắc là có nhiều bạn đã nghiệm ra được rồi. Thực tế, có đến 67% Hán tự thông dụng (jouyou kani – 常用漢字) là có một bộ thủ nhằm chỉ âm (cách đọc). Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này.

“Mổ xẻ” chữ Hán
Một chữ Hán thông thường được cấu tạo bởi một số thành phần, hay là sự kết hợp của nhiều bộ thủ. Bộ phía bên trái thường để phân loại chữ Hán, “chữ Hán thuộc bộ nào” là ám chỉ đến bộ thủ nằm ở bên trái của chữ Hán. Chúng ta sẽ căn cứ theo bộ thủ này để tra từ điển Hán tự. Đôi khi bộ thủ này là gợi ý cho nghĩa của chữ Hán, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy (và thường là không). Phần bên phải/ Bộ thủ bên phải thường được biết đến là “hợp âm”. Bộ thủ này cho biết cách đọc của chữ Hán. Thường các chữ Hán nào có chung bộ “hợp âm” này đều có cách đọc âm On giống nhau. Như vậy, biết một chữ có thể biết được cách đọc của 6,7 chữ nữa (như ví dụ với chữ 寺 ở trên và các chữ 寺 時 持 侍 峙 塒 đều có âm On đọc là ji, có mỗi chữ 待 là có âm On đọc là tai).
Tất nhiên, đây không phải là quy tắc tuyệt đối.
Đầu tiên, có nhiều chữ Hán có bộ thủ chỉ âm nằm bên trái, và bộ thủ để phân loại nằm ở bên phải  và khi đó áp dụng quy tắc trên sẽ sai.
Thứ hai, như đã đề cập ở trên, chỉ có khoảng 67% chữ Hán là có bộ chỉ âm, 1/4 trong số đó có những cách đọc đặc biệt, bất quy tắc (ví dụ như với chữ 待 ở trên). Do vậy, đây chỉ là một cách để đoán cách đọc của chữ Hán. Quy tắc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi ôn luyện thi JLPT, vì trong phần thi từ vựng-ngữ pháp có phần tìm cách đọc đúng của chữ Hán. Và nếu như đang bí, hãy vận dụng bí kíp này:)
Ví dụ
Sau đây là một vài ví dụ về bộ thủ chỉ âm và các chữ Hán có chứa chúng (và có cách đọc giống nhau):
几 (き) → 机, 肌, 飢
亡 (ぼう) → 忙, 忘, 盲, 荒, 望, 妄
干 (かん) → 汗, 肝, 奸, 刊, 岸
己 (き) → 起, 記, 紀, 忌
工 (こう) → 紅, 空, 虹, 江, 攻, 功, 肛,
及 (きゅう) → 吸, 級, 扱
士 (し) → 仕, 志, 誌
方 (ほう, ぼう) → 肪, 坊, 紡, 防, 妨, 房, 謗, 傍, 芳, 訪, 放
中 (ちゅう) → 忠, 沖, 仲, 虫, 狆
化 (か) → 花, 貸, 靴
反 (はん) → 版, 板, 坂, 飯, 販, 叛
分 (ふん) → 粉, 紛, 雰
半 (はん) → 伴, 絆, 拌, 判
白 (はく) → 伯, 拍, 泊, 迫, 舶, 狛, 柏, 箔, 珀
皮 (ひ) → 彼, 被, 疲, 被, 披
付 (ふ) → 府, 符, 附, 俯
包 (ほう) → 抱, 泡, 胞, 砲, 飽, 咆
可 (か) → 河, 何, 荷, 苛, 呵, 歌
古 (こ) → 居, 固, 故, 枯, 個, 湖, 箇, 沽, 姑, 苦
生 (せい) → 姓, 性, 星, 牲, 惺
正 (せい) → 征, 政, 症, 整, 性, 牲
司 (し) → 伺, 詞, 嗣, 飼
且 (そ) → 粗, 祖, 狙, 阻, 組
旦 (たん) → 但, 胆, 疸, 担
令 (れい) → 冷, 鈴, 零, 領, 齢, 鈴
立 (りゅう) → 竜, 滝, 粒, 笠, 龍
申 (しん) → 神, 伸, 呻, 押, 紳
召 (しょう) → 招, 沼, 昭, 紹, 詔, 照
安 (あん) → 案, 按, 鞍, 鮟
同 (どう) → 洞, 胴, 桐, 恫, 銅, 洞, 筒
寺 (じ) → 侍, 持, 時, 塒, 峙
旬 (じゅん) → 洵, 殉, 恂
各 (かく) → 格, 喀, 閣, 額
圭 (けい) → 掛, 桂, 畦, 珪, 罫, 鮭, 硅
糸 (けい) → 系, 係, 繋
結 (けつ) → 潔
光 (こう) → 恍
交 (こう) → 校, 絞, 狡, 較, 郊, 効, 咬
共 (きょう, こう) → 供, 恭, 洪, 哄
次 (し)  → 姿, 諮, 資
成 (せい) → 盛, 誠, 筬, 城
朱 (しゅ) → 株, 珠, 殊, 蛛
我 (が) → 峨, 蛾, 餓, 俄, 鵞
甫 (ほ) → 浦, 捕, 哺, 匍, 補, 蒲, 輔, 舗
見 (けん) → 硯, 蜆, 現
辰 (しん) → 唇, 振, 賑, 震, 娠
肖 (しょう) → 宵, 消, 硝
弟 (てい) → 第, 剃. 涕
廷 (てい) → 庭, 挺, 艇
良 (りょう) → 郎, 浪, 朗, 狼, 廊
直 (ちょく, しょく) → 植, 埴, 殖, 稙
長 (ちょう) → 張, 帳, 脹
非 (ひ) → 悲, 緋, 誹, 鯡, 琲, 扉
朋 (ほう) → 崩, 棚, 硼
果 (か) → 課, 菓, 踝, 顆
官 (かん) → 棺, 管, 館
奇 (き) → 崎, 埼, 椅
其 (き) → 期, 欺, 棋, 基, 旗
金 (きん) → 欽, 錦, 銀
采 (さい) → 彩, 菜, 採
青 (せい) → 清, 靖, 精, 晴, 請, 情, 鯖, 静
昔 (しゃく) → 借, 惜, 錯
尚 (しょう) → 常, 裳, 掌
昌 (しょう) → 娼, 唱, 菖, 晶
禺 (ぐう) → 遇, 寓, 隅, 偶
扁 (へん) → 編, 偏, 篇, 蝙
則 (そく) → 側, 測, 惻
相 (そう) → 想, 箱, 霜
湘 (しょう) → 廂
莫 (ばく) → 摸, 膜, 漠, 博, 縛, 幕
高 (こう) → 縞, 稿, 藁,
曹 (そう) → 遭, 槽, 糟
曽 (そう) → 贈, 僧, 憎, 増
童 (どう) → 撞, 憧, 瞳
義 (ぎ) → 儀, 議, 犠, 蟻, 艤
孝* (こう) → 孝,  老, 考
径** (けい) → 径,  経, 軽, 怪, 茎
乍 (さく) → 作, 昨, 窄, 酢, 搾
低** (てい) → 低,  底, 抵, 邸, 抵
券* (けん) → 券,  巻, 圏, 拳
根**  (こん) → 根,  痕, 恨, 懇, 墾
退 (たい) → 腿
峡** (きょう) → 峡,  狭, 挟
浅** (せん) → 浅,  銭, 践
珍** (しん) → 診,  疹, 参
峰** (ほう) → 峰,  逢, 縫, 蜂, 蓬,
俊** (しゅん) → 俊, 峻, 悛, 逡, 竣, 浚
通** (つう) → 通, 桶, 痛
険** (けん) → 険, 験, 検
過 (か) → 渦,  堝, 鍋, 蝸, 窩, 禍
福** (ふく) → 福,  副, 複, 幅, 富, 蝠
滴** (てき) → 滴, 適,  敵
壁* (へき) → 壁, 癖
燥* (そう) → 燥,  操, 藻
* bỏ đi bộ thủ bên dưới
** bỏ đi bọ thủ bên trái
Như vậy, với xấp xỉ 100 bộ thủ, nếu như nắm vững cách đọc thì bạn có thể đoán được cách đọc của hơn 500 chữ Kanji khác, xấp xỉ 1/4 jouyou kanji (Hán tự thông dụng), đó là một cách học hiệu quả. Nhờ cách đó, bạn có thể hệ thống hóa các chữ Hán mình đã gặp, đã học, để ý đến cấu trúc của chữ Hán, mối liên hệ giữa các chữ với nhau,… những điều đó sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình học chữ Hán.
Chúc các bạn học chữ Hán hiệu quả:)
—————————
Nguồn:
How To Guess A Kanji’s Reading That You Don’t Know” by Koichi, Tofugu, April 30, 2014

No comments:

Post a Comment